Xuất giá Hồi Hột Thái_Hòa_công_chúa

Không rõ năm sinh của công chúa, hay mẹ bà là ai. Là chị gái thứ năm của Đường Mục Tông[1], tuy nhiên cũng có chỗ ghi công chúa là con gái thứ 10 của Đường Hiến Tông. Có suy đoán công chúa là con gái của Quách quý phi, hoặc ít nhất là do Quách phi nuôi dưỡng khi còn nhỏ dựa vào bức thư mà Đường Vũ Tông gửi sau này.

Năm Nguyên Hòa thứ 9 (814), dân tộc Hồi Hột thỉnh cầu hòa thân. Đường triều Lễ bộ Thượng thư Lý Giáng (李绛) tâu:"Hiện tại Giang Hoài khu, một huyện lớn một năm thu vào có 20 vạn quan tiền, đủ để chuẩn bị Công chúa xuất giá của hồi môn”[2], nhưng là Hiến Tông vẫn chưa bằng lòng gả.

Năm Trường Khánh nguyên niên (821), Hồi Hột phái sứ giả đến Đường triều xin gả công chúa hòa thân, Đường Mục Tông đồng ý. Sùng Đức Khả hãn (崇德可汗) liền phái sứ giả đến Đường triều, mang ngựa 20.000 thớt, lạc đà 1.000 thớt làm sính lễ[3]. Mục Tông đặc biệt ban phong hiệu cho công chúa là Nhân Hiếu Đoan Lệ Minh Trí Thượng Thọ Khả đôn (仁孝端丽明智上寿可敦), xuất giá lấy Hồi Hột khả hãn.

Khi công chúa xuất giá, Đường Mục Tông đích thân đưa tiễn đến Thông Hóa môn (通化门), các vương công đại thần từ trước đã đợi ở Chương Kính tự (章敬寺) để đưa tiễn công chúa, triều đình bày bố nghi vệ, cờ tiết rất trịnh trọng. Từ khi loạn An Sử xảy ra, Trường An chưa từng thấy một hôn lễ xa hoa như vậy, nên bá tánh kéo đến xem rất đông.

Thổ Phồn không muốn Đường-Hồi liên hôn, bèn suất binh ra quấy nhiễu, bị Thứ sử Diêm ChâuLý Văn Duyệt (李文悦) chặn đánh lui, Hồi Hột cũng vì bảo vệ công chúa mà suất binh vạn mã đến hộ tống đoàn xa giá của công chúa. Nhà Đường nghe tin, cũng phái 3.000 tinh binh cản trở Thổ Phồn. Khi đó, Hồi Hột phái 760 người đến Hoàng Lư tuyền (黄芦泉) để đón công chúa, còn Thứ sử Phong ChâuLý Hữu (李祐) phái 3.000 kị binh đến hộ tống công chúa ở Khanh tuyền (卿泉).

Hòa thân đội ngũ đoàn người đưa công chúa đến Hồi Hột. Khi phản hồi, đều nói: Lúc trước, công chúa cách Hồi Hột nha trướng còn có hai ngày lộ trình, Khả hãn phái mấy trăm danh kỵ binh tiến đến thỉnh cầu công chúa đi đường khác. Hộ tống công chúa xuất giá tả Kim Ngô vệ Đại tướng quân Hồ Chứng (胡证) nói: “Không thể”, Hồi Hột sứ giả nói trước kia Hàm ân công chúa xuất giá đã từng có tiền lệ này. Hồ Chứng đáp: “Đường triều Thiên tử khiển ta đưa công chúa đến gặp Khả hãn, nay không thấy Khả hãn, công chúa không thể lộ diện”, Hồi Hột sứ giả đành phải thôi[4].

Khi công chúa đến Hồi Hột nha trướng, lựa chọn ngày tốt, sắc phong công chúa làm Khả đôn dân tộc Hồi Hột. Dân tộc Hồi Hột trước đó bày biện đại dư khúc ỷ (大舆曲扆; một dạng kiệu gấp có người khiêng của dân Hồi), phía trước trưng bày ghế nhỏ, dẫn công chúa bước lên đại dư, dân tộc Hồi Hột chính họ phân biệt nâng lên, ở nha đình quẹo phải 9 vòng, công chúa hạ bước xuống rồi lên lầu, cùng Khả Hãn quay mặt hướng Đông mà ngồi. Từ đây bắt đầu, dân tộc Hồi Hột triều yết Khả hãn và Khả đôn[5].

Khoảng năm Trường Khánh thứ 4 (824), Sùng Đức Khả hãn qua đời, em trai là Chiêu Lệ Khả hãn (昭禮可汗) kế vị, Thái Hòa công chúa phải tái giá cùng Chiêu Lệ Khả hãn. Năm Thái Hòa thứ 6 (832), Chiêu Lệ Khả hãn bị ám sát, cháu là Chương Tín Khả hãn (彰信可汗) lên kế vị, công chúa lại tái giá với Chương Tín Khả hãn.